Hầu hết những ai làm nghề tuyển dụng cũng đều bị ghét, mức độ ít nhiều tùy thuộc vào ngành nghề hoặc phân khúc thị trường. Người làm tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin thường bị ghét nhiều hơn so với những ai làm tuyển dụng trong phân khúc cao cấp. Tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin phần lớn là chạy theo số lượng, kinh doanh cơ hội, trao đổi CV và đăng tuyển trên mạng bằng một vài từ khóa, trong khi săn tuyển cho những vị trí cao cấp thì nhà tuyển dụng thường chu đáo hơn, cung cấp thông tin chọn lọc và mang tính thuyết phục, còn hình thức cũng trang trọng hơn.
Mức độ bị ghét cũng còn tùy thuộc vào mặt bằng kỳ vọng của ứng viên hoặc yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp. Những ai tuyển dụng cho các vị trí kinh doanh bán hàng sẽ chịu áp lực cao hơn so với người làm tuyển dụng cho các vị trí tổng hợp (hành chính, điều phối…). Ứng viên dự tuyển vào các vị trí tổng hợp thông thường sẽ nhiệt tình và thân thiện hơn vì họ vốn dĩ “làm dâu trăm họ”, trong khi để tuyển dụng cho các vị trí kinh doanh bán hàng, người làm tuyển dụng cũng cần phải biết kinh doanh bán hàng để còn có thể nhận ra và đánh giá năng lực kinh doanh bán hàng của ứng viên mà họ tuyển chọn.
Nhưng tại sao họ lại bị ghét cơ chứ?
Chúng ta không thể giải thích lấp liếm rằng nghề tuyển dụng chưa phải là nghề chính thống, và ai vào làm cũng được, vì thế mà chất lượng tay nghề bị bỏ rơi hoặc gặp toàn người không có chuyên môn tuyển dụng. Ngày nay có lẽ ngành nghề nào cũng phải chịu chung một thực trạng là người làm nghề có tay nghề và trình độ chuyên môn thấp. Chỉ mất vài phút, một người có hiểu biết sẽ phát hiện ngay một người làm tiếp thị mà gần như chẳng biết gì về tiếp thị. Kế toán, kỹ sư, nghiên cứu phát triển… cũng chẳng phải ngoại lệ.
Thế nhưng, nếu phân tích các nhận xét của những nhà quản lý cần tuyển dụng nhân viên và phân tích cả nhận xét của những ứng viên dự tuyển, có lẽ những nhà tuyển dụng hiện vẫn chưa bị “chiếu tướng” bởi lẽ họ vẫn đang ung dung tính phí để xử lý rất nhiều những hợp đồng tuyển dụng, thế nhưng “nhân tài” thì vẫn chỉ là lời hứa, còn chất lượng ứng viên thì không đáp ứng được mong đợi của doanh nghiệp hoặc nhà quản lý cần tuyển.
Quay ngược trở lại để nhìn toàn cảnh bức tranh về tuyển dụng:
Rất nhiều những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện đang được dùng để giải quyết một vấn đề phức tạp.
Nhưng chưa hết, Tuyển dụng đâu phải chỉ là về các đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng. Phòng Nhân sự và phòng Mua hàng đang quản lý trong tay nhiều danh sách các đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng được ưa chuộng trên thị trường. Các CEO thì luôn tuyên bố “Nhân sự là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp”, nhưng lại ít nối kết việc kinh doanh của họ để thu hút và sàn lọc nhân viên cho lâu dài. Doanh nghiệp đang thuê mướn những người quản lý có năng lực phỏng vấn còn kém. Phòng Nhân sự, khi chưa biết làm thế nào để đánh giá tiềm năng của các đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng, và khi nghe họ nói: “Chúng tôi là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn” thì thường có cảm giác “nhẹ nhõm” hơn là nghi ngờ. Phòng Marketing, khi thiết kế các mẫu quảng cáo tìm ứng viên (Jod Advertisement) thì nói về họ và cái họ muốn là chính, thay vì nói được ngôn ngữ và nhu cầu của ứng viên.
Về bản chất, những công ty/tập đoàn lớn đang hành động như thể họ đang đem lại lợi ích cho toàn thế giới bằng những vị trí cần tuyển của họ. Tiếp đến là những ứng viên, những người biết rất ít về tuyển dụng (hơn bất cứ ai), thường thể hiện mình là ứng viên phù hợp nhất trong số 200.
Như vậy, chúng ta nhận được gì thưa quý anh chị em, một sa mạc tuyển dụng, nơi mà một nữa số người đang vật lộn tìm “vàng trong núi” nhưng lại không nói thật về nhu cầu của mình, với một nữa còn lại thì đang cố gắng để bán tất cả những gì có thể, từ cái ‘xẻng đào đất’ đến các ‘thiết bị khai thác đồ sộ’.
Không ai thoát khỏi vòng lẩn quẩn này, và hầu hết mọi người đang cố đùn đẩy trách nhiệm. Ứng viên nói dối với các đơn vị tuyển dụng và phỏng vấn viên về kinh nghiệm làm vệc và lý do họ tìm việc. Các đơn vị tuyển dụng nói đối với người quản lý cần uyển và Nhân sự về khả năng họ có thể chuyển giao và không thể chuyển giao. Nhân sự nói dối với đơn vị tuyển dụng và ban quản lý cần tuyển về lý do họ không thể tuyển người phù hợp. Tệ nhất là, các CEO, tổng giám đốc, người quản lý cần tuyển và nhà tuyển dụng đều đang lừa dối chính bản thân họ.
Nhưng tất cả đều làm sáng tỏ một từ “Công việc”. Khi nhu cầu tuyển dụng đến, Ban giám đốc (những người trong hội đồng cổ đông) hầu như không xem đó là công việc của mình, và thường rất ít đụng chạm đến. Tuyển dụng người phù hợp là một công việc khó khăn. Một trong số những yếu tố khiến tuyển dụng là công việc khó khăn, đó là, nó đòi hỏi việc tương tác và thỏa hiệp trên giá trị và sức lao động người tìm việc. Mà yếu tố chính lại là, người tìm việc khi họ không muốn làm việc cho doanh nghiệp của bạn. Và trong số tất cả những ai có liên quan trong quá trình tuyển dụng, những người không muốn nằm trong quy trình nhất lại là các ứng viên.
Mọi người đều không thích công việc tuyển dụng bởi vì tuyển dụng có thể, và thường được xem là, một công việc “bẩn”. Đó là công việc để đáp ứng vào hệ thống của doanh nghiệp với những người tham gia thì phi hệ thống. Cũng giống như tổ chức một cuộc tranh luận về tính nhân đạo với những đọc giả bằng email.
Tuyển dụng, khi được thực hiện không bài bản, là một công việc “bẩn” là bởi vì nó là chuỗi liên kết từ những cuộc gọi nhạt nhẽo, đến tóm lược mong đợi một cách nghèo nàn, đến sàn lọc hàng ngàn CV, đến việc loại các ứng viên đạt chuẩn, và các chi phí phát sinh không thể lường trước, và chỉ nhận lại thù lao bằng 20% cho tất cả công việc đã làm. Đó là thế giới của các đơn vị tuyển dụng và RPOs (Recruitment Process Outsourcing).
Tuyển dụng, khi được hoàn thành không bài bản, vẫn bị gọi là “bẩn”, bởi vì nó yêu cầu ứng viên việc đầu tiên là đảm trách vị trí mới trong khi chưa hoàn toàn đủ năng lực, sau đó là phải thể hiện tốt ở cả khâu nghiên cứu, bán hàng, tiếp thị, đánh giá, quản lý và quản trị hành chính. Không có ai trên đời này tồn tại mà có thể làm tốt hết tất cả những việc đó.
Tuyển dụng có nhiều mảng công việc “động” nên vẫn có thể sai cho dù đối với những người có kinh nghiệp thực hành tuyển dụng giỏi. Tuyển dụng là công việc mà không ai thực sự muốn làm – nhất là những người đang chưa làm công việc tuyển dụng. Và họ chỉ làm tuyển dụng bởi vì họ thấy được khả năng kiếm ra thu nhập cao từ nó.
Tuyển dụng có phải là quá trình tìm kiếm và tuyển chọn hoặc đơn giản là “chợ đen” của các ứng viên với những từ khóa phù hợp hay không, điều làm cho nó bị gắn nhãn “bẩn” là nó đem lại phần thưởng tài chính. Vì thế, những người làm công tác Nhân sự, quản lý cần tuyển, CEO và chủ doanh nghiệp, nếu bạn không thích cách mà các đơn vị tuyển dụng tạo thu nhập, hãy tự làm tuyển dụng.
Nếu như nhân viên tuyển dụng của bạn không thể tuyển dụng người phù hợp, hãy cho nhân viên đó nghỉ, thuê một nhân viên tuyển dụng tốt hơn và trả công cho họ nhiều hơn. Nếu muốn biết một ứng viên nào đó có phải là lựa chọn tốt nhất trong số những người ứng tuyển hay không, hãy phỏng vấn nhiều hơn 2 ứng viên.
Nếu bạn cho phép các đơn vị tuyển dụng có thu nhập, hãy chủ động tạo con đường cho họ:
1. Chọn một đơn vị truyển dụng sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng
2. Cung cấp nhu cầu chính của bạn và hãy nói thật
3. Cho họ biết những việc bạn cần họ thực hiện. Hãy đặt mình vào vị trí của họ
4. Yêu cầu họ gửi kế hoạch chuyển giao cho bạn, trước khi ký kết hợp đồng
Nếu bạn không biết làm thế nào để lựa chọn và quản lý đơn vị tuyển dụng một cách hợp lý, hãy tìm và nhờ người có khả năng thực hiện cho bạn.
Các nhà tuyển dụng kiếm thu nhập cao hơn những gì bạn nghĩ, bởi vì họ đã chuẩn bị để thực hiện những công việc mà bạn không chuẩn bị để tự thực hiện nó. Do đó, nếu bạn là CEO, chủ doanh nghiệp, quản lý cần tuyển, hoặc đang làm việc trong lĩnh vực Nhân sự, theo thống kê, bạn cũng góp phần trong vấn đề mà chúng tôi đang đề cập.
Không có nút bấm mang tên “dễ làm” cho một công việc đầy khó khăn.