NẮM NGAY CÁC TIPS GIÚP NHÂN VIÊN GIẢM STRESS THỜI COVID-19

Trong đợt tái bùng dịch COVID-19 lần này, các doanh nghiệp tiếp tục đối diện với việc duy trì hoạt động doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực từ xa. 

Đây không phải lần đầu tiên dịch COVID-19 tái bùng phát nhưng nhân viên vẫn mang trong mình nhiều áp lực và lo âu về quyền lợi của họ. Thu nhập của họ có bị ảnh hưởng không? Doanh nghiệp có tiếp tục thực hiện cắt giảm nhân sự không? Bảo hiểm của họ có được chi trả cho vấn đề sức khỏe liên quan đến COVID không? Có nhận được hỗ trợ nếu doanh nghiệp phải áp dụng Work From Home, giảm thời lượng làm việc trực tiếp tại văn phòng,...? 

Theo báo cáo SHRM từ nửa đầu năm 2020 đã có 35% nhân viên có dấu hiệu trầm cảm, 41% bị căng thẳng vì công việc và 45% bị cảm xúc chi phối giảm hiệu suất làm việc.

Chúng ta đang sống trong thời điểm bất cứ chuyện gì đều có thể xảy ra, nên việc cảm thấy căng thẳng, hoảng loạn và lo sợ là điều không thể tránh khỏi. 

Các doanh nghiệp luôn phải trong tâm thế chuẩn bị trước các tình huống có thể xảy ra và việc trấn an tâm lý nhân viên trở thành mối quan tâm cho doanh nghiệp. 

Theo khảo sát Work Health 2020 về các doanh nghiệp quan tâm và giải quyết đến những vấn đề cho nhân viên liên quan môi trường làm việc căng thẳng, thiếu sự hỗ trợ từ cấp trên,.. Kết quả là 20% doanh nghiệp tối ưu hiệu quả co giãn kết cấu nguồn nhân lực, 10% doanh nghiệp tiếp tục phát triển đều kể cả trong tình huống khó khăn của dịch bệnh.

Sau đây là các tips doanh nghiệp nên làm để giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng và áp lực trong thời kỳ tái bùng dịch này:

1. Tạo cho nhân viên khoảng thời gian thư giãn sau khi làm việc với các hoạt động như thiền định Phương pháp thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng đầu óc mà còn thả lỏng các cơ trên cơ thể.

2. Giải tỏa mọi căng thẳng sau một ngày dài làm việc bằng cách duỗi cơ và các bài tập thể dục vào buổi sáng, giữa giờ hoặc những động tác căng duỗi cơ thể ngay tại vị trí làm việc.

3. Trải nghiệm những điều mới có thể giúp đầu óc thư giãn như ngắm hoàng hôn, nghe bản nhạc yêu thích, đọc một cuốn sách. Tổ chức các buổi giao lưu truyền cảm hứng, teambuilding gắn kết nội bộ, lớp đào tạo các kĩ năng mới,... 

4. Viết nhật ký công việc hoặc tổng kết những gì trong ngày, đây là một cách xả stress vô cùng hiệu quả khi nhân viên ngại chia sẻ với cấp trên hoặc khó mở lòng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu được những khó khăn của nhân viên để họ làm việc hiệu quả hơn. 

Quản trị sức khỏe tâm lý của nhân viên là một khía cạnh quan trọng được chú ý nhiều trong buổi hội thảo của các nhà lãnh đạo toàn cầu về Sức khỏe & Lợi ích doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ COVID-19.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch các giải pháp kể trên hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để BCC giúp bạn. 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây