6 vấn đề mà các nhà quản lý thường gặp phải!
Chúng ta thường hay dùng câu “chỉ tay năm ngón” để ám chỉ những người chỉ thích đứng múa mép, đứng sai bảo ra vẻ và không hề chịu làm hoặc không làm được gì. Nhưng kì thực, là người quản lý bạn cũng phải học cách “chỉ tay năm ngón”.
Là quản lý bạn không thể suốt ngày đi làm tất cả những việc của nhân viên. Phần lớn vấn đề này thường xảy ra đối với những Chuyên viên kinh nghiệm lâu năm vừa được đề bạt lên vị trí Quản lý. Họ chưa thoát ra được thói quen mỗi ngày đến là nhận nhiệm vụ và thực thi các công tác được giao. Dẫn đến khi là trở thành Quản lý, họ cũng được nhận những kế hoạch từ Ban Giám Đốc, nhưng rồi tự mình ôm lấy tất cả và tự mình xử lý.
Khoan nói đến việc họ muốn gây ấn tượng mạnh và chứng tỏ năng lực, đôi khi đơn giản là người Quản lý ấy không biết phải bắt đầu giao việc cho ai, triển khai – phổ biến lại kế hoạch từ BGĐ như thế nào? Khó quá! Chi bằng mình tự làm trước, tới đâu hay tới đó. Việc này thời gian đầu có vẻ ổn, nhưng lâu dài sẽ nảy sinh nhiều vấn đề: Cảm thấy nhân viên lười biếng (vì nghĩ họ không có gì để làm); bị lụt việc; stress; mất kết nối với nhân viên; bức xúc với cấp trên (vì nghĩ bị giao quá nhiều thứ);…
Thực trạng này cho thấy, không phải muốn “chỉ tay năm ngón” là cứ thế mà “chỉ”, tất cả cũng phải được học tập và rèn luyện để biết cách mà “chỉ”.
“Cách làm việc của tôi là như thế này, từ nay phòng chúng ta sẽ thay đổi cách làm việc” – Trong suốt quảng thời gian đi làm, ít nhiều chúng ta cũng nghe câu nói này từ đâu đó hay thậm chí chính chúng ta là người nói. Điều này xuất phát từ nhiều lý do: muốn chứng tỏ “tôi là người quản lý ở đây”; có thể người quản lý mới có tính cách thẳng thắn – rõ ràng;…
Cũng có thể thông cảm vì khi được giao cho vai trò mới ai ai cũng muốn chứng tỏ năng lực của mình; muốn lập công hay đơn giản là muốn giữ vị trí này cho vững. Do đó các nhà Quản lý trong thời gian đầu thường nóng vội; hấp tấp muốn mọi thứ theo ý mình ngay lập tức; muốn mọi thứ diễn ra nhanh để mau chóng đạt được hiệu quả. Từ đó chứng tỏ được năng lực của mình và dấu ấn riêng trong thời gian mình điều hành.
Hãy bình tĩnh và tập cách lắng nghe, đối thoại với nhân viên để chia sẻ mục tiêu, kì vọng của mình. Cũng như lắng nghe mong muốn từ nhân viên để cả đôi bên cùng tìm được điểm tương đồng từ đó thống nhất một phương pháp làm việc nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.
Không chỉ riêng những nhà quản lý trẻ mà ngay cả những người lâu năm cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp trong quá trình làm việc.
Nguyên nhân chính là do chưa thống nhất kĩ cách làm việc với nhau; phân rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn. Nhất là nhà quản lý chưa thông báo cho toàn bộ nhân viên quy tắc xử lý các tranh chấp nếu có.
Dẫn đến khi xử lý thường sẽ có nhiều bức xúc: không công bằng; thiên vị; cảm tính;… Do đó để tránh những vấn đề đáng tiếc này, mỗi nhà quản lý nên luôn soạn ra sẵn những quy tắc làm việc cho phòng/bộ phận của mình để mọi việc dù có xảy ra sẽ dựa vào đó để giải quyết.
Giáo sư kinh tế Sydney Finkelstein viết trong một cuốn sách của ông rằng "Các lãnh đạo thường dựa vào kinh nghiệm của mình. Điều đó hoàn toàn có thể rất hữu dụng, nhưng thật ra lại rất nguy hiểm. Chúng ta không nên quá đề cao kinh nghiệm, bởi vì những kinh nghiệm có được không hẳn phù hợp với tình hình hiện tại nữa".
Có nhiều nguyên do để dẫn đến sự việc trên, trong đó có một phần xuất phát từ sự thiếu tin tưởng vào nhân viên của mình, bởi vì: cảm thấy năng lực của họ kém; mình tự làm cho chắc ăn;….
Việc chỉ dựa dẫm vào năng lực, kinh nghiệm bản thân sẽ khiến cho các nhà quản lý có suy nghĩ ngoài mình ra không ai khác làm được và không tin tưởng giao nó cho ai khác.
Về lâu dài ngoài việc bị quá tải, mà nhà quản lý sẽ còn có nguy cơ đối diện với việc nhân viên của mình sẽ bỏ đi hết bởi vì họ cảm thấy ở lại đây không giúp ích được gì cho họ; nhà quản lý sẽ khó tìm ra được những nhân tài cho Công ty vì họ sẽ không có cơ hội được chứng tỏ năng lực…
Có những nhà quản lý sau khi được đề bạt và đã hoàn thành tốt cũng như giữ vững được vị trí của mình, cũng có đôi chút ảnh hưởng tại Doanh nghiệp. Họ thường có xu hướng chững lại! Họ không còn có nhu cầu hoàn thiện, nâng cấp tri thức; kỹ năng cho bản thân. Họ thấy bấy nhiêu như hiện tại là đủ.
Họ đang tự hủy hoại sự nghiệp của mình, vì Doanh nghiệp luôn đau đầu với bài toán kế thừa và vì bạn là người có uy tín, khả năng đã được kiểm nghiệm – Thì chính bạn sẽ là người kế thừa hợp lý nhất! Nhưng vì bạn đã quyết định đứng lại trong khi mọi thứ vẫn đang chuyển động, có thể bạn không thấy hoặc cố tình phớt lờ đi sự kì vọng của mọi người. Dĩ nhiên sẽ không thể nào tránh khỏi việc “sóng sau xô sóng trước”, việc bạn bị thay thế bởi một người có nhiều tham vọng hơn, tài giỏi hơn là điều tất yếu!
Trên đây là 5 điều mà tôi liệt kê ra cho bạn! Hi vọng nó sẽ hữu ích cho sự nghiệp của bạn những nhà quản lý hoặc sắp trở thành, ao ước vị trí ấy. Điều thứ 6 theo bạn sẽ là gì? Chúng tôi để lại điều đó cho bạn! Hãy chia sẻ cho tôi và mọi người.
Để có một cái nhìn rõ nét hơn và được tư vấn kỹ hơn về kỹ năng quản lý cấp trung. Mời các bạn tham khảo: https://bcc.com.vn/mms-ky-nang-quan-ly-cap-trung
Lê Minh